Đang tải trang...
Loading depends on your connection speed!Dịch vụ
Định giá thương hiệu là xác định giá trị thị trường của thương hiệu để phục vụ cho các hoạt động quan trọng khác của doanh nghiệp. Cụ thể là xác định phần chênh lệch người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra để tiêu dùng một sản phẩm, một nhãn hiệu của doanh nghiệp, so với các sản phẩm có tính năng, công dụng tương tự của một doanh nghiệp khác. Trong suốt vòng đời của sản phẩm, hoặc vòng đời của doanh nghiệp, trong điều kiện hiện có của doanh nghiệp (văn hóa, thị trường, phong cách tiêu dùng, …), được quy đổi trong tương lai về thời điểm định giá.
- Khi mua bán, sáp nhập, góp vốn, chuyển nhượng, tái cấu trúc doanh nghiệp.
- Khi phát triển sản phẩm mới, sản phẩm thay thế ra thị trường
- Đánh giá nhận định được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, của sản phẩm trong chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp hoặc sản phẩm.
- Cung cấp thông tin cho đối tác về phần giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển của lĩnh vực, ngành nghề, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ tăng trưởng hiện tại, tương lai
Tham khảo các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
Chiến lược thương hiệu | Tái định vị thương hiệu |
Mở rộng thương hiệu | Xây dựng quy chế thương hiệu |
Xây dựng trải nghiệm khách hàng | Định giá thương hiệu |
Định giá thương hiệu là nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp xác định giá trị thị trường của thương hiệu để phục vụ cho các hoạt động quan trọng khác của doanh nghiệp:
Xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp khi cổ phần hoá;
Xác định giá trị thương hiệu trong hoạt động chia tách doanh nghiệp;
Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn kinh doanh bằng tài sản thương hiệu;
Xác định giá trị trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thương hiệu cho doanh nghiệp khác;
Xác định giá trị thương hiệu trong các vụ tranh chấp thương hiệu;
Xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán;
Xác định giá trị tăng trưởng của thương hiệu qua các năm
Tạo uy tín cho sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh doanh nghiệp.
Giúp khách hàng tin tưởng và gắn bó với thương hiệu hơn. Ngoài ra, nó giúp thương hiệu thu hút khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng thị trường kinh doanh rộng rãi.
Giúp doanh nghiệp có vị trí vững chắc trong các cuộc cạnh tranh trên thị trường về giá, vốn đầu tư và cả thu hút nhân tài về với doanh nghiệp. Vì trên thực tế, có rất ít các nhà đầu tư dám mạo hiểm đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu, chưa có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường.
Thương hiệu chính là yếu tố chính trong việc quyết định lựa chọn mua sắm sử dụng dịch vụ hiện nay. Nguyên nhân chính là nhu cầu và mức thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao, nhận thức về thương hiệu của người Việt Nam cũng được nâng cao. Bởi vì khi mua hàng thương hiệu và sử dụng dịch vụ của thương hiệu uy tín, họ có cảm giác an tâm về chất lượng sản phẩm, xuất xứ, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và giảm rủi ro.
Tạo thuận lợi trong việc mở rộng thị trường: Thương hiệu mạnh có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Thương hiệu của doanh nghiệp còn là tài sản quốc gia: Trong thời buổi hội nhập thị trường quốc tế, thương hiệu hàng hóa cũng gắn với hình ảnh quốc gia. Một quốc gia có nhiều thương hiệu nổi tiếng, thì vị thế quốc gia càng được khẳng định, khả năng cạnh tranh nền kinh tế càng lớn, uy tín càng được nâng tầm.
Nhà quản trị phải có nhận thức đúng đắn về công tác định giá thương hiệu, xây dựng chiến lược định giá thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp.
Xây dựng bộ phận định giá thương hiệu: là trách nhiệm chung của cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác đào tạo, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài, các nhà quản trị cần có kiến thức về thương hiệu và định giá thương hiệu bằng cách đào tạo hay tự đào tạo.
Phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để trao đổi thông tin và kinh nghiệm định giá thương hiệu; Kế thừa các nghiên cứu của các bộ phận khác như bộ phận marketing, nghiên cứu và phát triển, tài chính để có thể sử dụng định giá thương hiệu.
Phải thực hiện hoàn chỉnh các báo cáo tài chính kế toán hàng tháng minh bạch và chính xác để phục vụ công việc định giá.
Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Khi công bố thông tin, doanh nghiệp cần đưa ra báo cáo riêng về giá trị thương hiệu (gồm những công ty mua vào), nhằm cung cấp thêm thông tin về tài sản vô hình của doanh nghiệp (các nội dung về phân khúc thị trường, phân tích về công tác marketing, đánh giá giá trị của thương hiệu, nhãn hiệu, dự báo về tương lai của công ty).
Liên tục cập nhật các kỹ thuật định giá thương hiệu trong và ngoài nước, căn cứ và điều kiện của doanh nghiệp để định giá thương hiệu; Phối hợp với cơ quan nhà nước đưa ra những phương pháp định giá tối ưu nhất, đáp ứng yêu cầu của bản thân doanh nghiệp và nhà nước.
Dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường:
Khi khách hàng đã cảm thấy tin tưởng và gắn bó với sản phẩm của bạn, họ sẵn sàng chi trả chi phí cao hơn bình thường. Đây chính là khả năng giá trị của thương hiệu mang lại cho sản phẩm.
Phương pháp này định nghĩa giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông…
So sánh giữa thương hiệu công ty và các thương hiệu sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường, giúp doanh nghiệp xác định được giá trị và vị trí trên thị trường của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu giúp các nhà marketing xây dựng và phát triển thương hiệu không phục vụ cho lĩnh vực tài chính.
Với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán, có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp so với các phương pháp trước. Cách tính bắt đầu từ giá thị trường của doanh nghiệp, hàm số giá cổ phiếu và lượng cổ phiếu phát hành
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy phép kinh doanh (đối với một số ngành nghề có điều kiện)
Các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến thương hiệu
Kết quả kinh doanh
Báo cáo tài chính Kế hoạch định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh
Bằng chứng chứng minh tính hiệu quả kinh tế khi áp dụng hoặc sử dụng thương hiệu.
Pháp lý liên quan đến doanh nghiệp
Thương hiệu ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng, nhưng mức độ ảnh hưởng khác biệt tùy thuộc vào thị trường mà thương hiệu hoạt động. Vậy nên hãy chia nhỏ thị trường thành nhiều nhóm không trùng lặp và đồng nhất các tiêu chuẩn như sản phẩm hoặc dịch vụ, kênh phân phối, xu hướng tiêu dùng, địa lý, khách hàng hiện tại, khách hàng mới, mức độ khó tính của khách hàng… Thương hiệu sẽ được đánh giá trên từng phân khúc và tổng giá trị của từng phân khúc sẽ tạo nên giá trị của thương hiệu.
Nhận diện và dự đoán doanh thu, lợi nhuận có được nhờ tài sản vô hình cho từng phân khúc đã xác định trong bước xác định phân khúc thị trường. Lợi nhuận có được nhờ tài sản vô hình được tính bằng cách lấy doanh thu từ tài sản vô hình trừ đi chi phí hoạt động, thuế, chi phí sử dụng vốn.
Đánh giá vai trò của thương hiệu trong việc tạo nên sức cầu hàng hóa và dịch vụ trong thị thường mà thương hiệu hoạt động sau đó xác định tỷ lệ phần trăm khoản thu nhập từ thương hiệu tính trên tổng thu nhập từ tài sản vô hình được thể hiện bằng “Chỉ số vai trò thương hiệu” . Muốn thực hiện được điều này trước tiên phải nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu, sau đó xác định mỗi nhân tố sẽ chịu tác động như thế nào bởi thương hiệu. Thu nhập từ thương hiệu được tính toán bằng cách nhân “Chỉ số vai trò thương hiệu” với tổng thu nhập từ tài sản vô hình.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu từ đó rút ra “Chỉ số chiết khấu thương hiệu” phản ảnh rủi ro của khoản thu nhập mong đợi trong tương lai (chỉ số chiết khấu thương hiệu được đo lường thông qua “Chỉ số sức mạnh thương hiệu”). Điều này đòi hỏi một khối lượng công việc đồ sộ bao gồm việc xác định cấu trúc và phân hạng thị trường của thương hiệu, tính ổn định, vị trí dẫn đầu, vị trí tiên phong, xu hướng tăng trưởng, hỗ trợ, sự bảo hộ của luật pháp.
Giá trị của thương hiệu là hiện giá (NPV) của tất cả các khoản thu nhập kỳ vọng của thương hiệu trong tương lai, chiết khấu tại mức tỷ suất chiết khấu thương hiệu. Mô hình tính toán này là rất hữu dụng trong nhiều tình huống như:
- Dự đoán hiệu quả của các chiến dịch marketing và đầu tư
- Xác định và đánh giá ngân sách truyền thông
- Tính toán các khoản lợi nhuận có được từ đầu tư vào thương hiệu
- Đánh giá các cơ hội ở thị trường mới hoặc thị trường đang khai thác
- Theo dõi tiến trình quản lý giá trị của thương hiệu
Nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu thị trường tiềm năng đối với sản phẩm, ngành nghề.
Cùng với Doanh nghiệp trong đàm phán với đối tác trong các giao dịch liên quan đến giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm.
Tư vấn xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá;
Xác định giá trị thương hiệu trong các vụ tranh chấp thương hiệu;
Hỗ trợ xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán;
Xây dựng chiến lược phát triển và quản trị thương hiệu;
Tư vấn khách hàng tham gia các giải thưởng thương hiệu.
TEMPE BRAND
Địa chỉ: 19 An Trạch, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0944.087.204
Địa chỉ: Số 39 Ngõ Giếng, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0944.087.204
Điện thoại: 024.668.02068
Email: contact@tempe.com.vn