Đang tải trang...
Loading depends on your connection speed!Tempe
Blog
Một trong những việc làm đầu tiên mà bất cứ start-up nào cũng cần phải làm khi xây dựng thương hiệu chính là đặt cho đứa con của mình.
Cũng giống như con người, nếu không có tên sẽ chẳng ai nhớ đến bạn là ai. Tên thương hiệu không chỉ khiến công chúng ghi nhớ tới bạn mà đó là bản sắc công ty, là toàn bộ thương hiệu hình ảnh, là niềm tự hào của chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không ít những doanh nghiệp đã thất bại bởi chính việc đặt tên thương hiệu do chủ quan và không tìm hiểu kỹ về ý nghĩa cũng như đối thủ cạnh tranh.
Một trong những yếu tố tối kỵ khi đặt tên thương hiệu đó là đặt tên liên quan đến những vấn đề nhạy cảm, dễ tranh cãi như tôn giáo hay chính trị.
Một hãng kem của Canada đã mắc phải sai lầm này và chấp nhận thất bại đau đớn khi đặt tên thương hiệu của mình là Sweet Jesus. Theo nhà sáng lập Andrew Richmond, ý nghĩa của cái tên khởi nguồn từ việc một nhân viên của hãng sau khi nếm thử chiếc kem đã không kiềm được sự hạnh phúc và reo lên “Sweet Jesus”.
Một câu chuyện hoàn toàn ý nghĩa với cái tên thật vui vẻ và dễ gần phải không nào? Chẳng thể phủ nhận rằng đây là một cái tên tuyệt với và khác biệt cho một cửa hàng kem. Tuy nhiên, chính cái tên này cũng đã khiến hãng vướng phải rắc rối khi nhận một cáo buộc của cộng đồng Kito giáo bởi cho rằng Sweet Jesus đang công khai tấn công họ khi nhạo báng chúa Jesus và yêu cầu hãng phải đổi tên.
Chắc chắn rằng bạn không thể làm hài lòng mọi khách hàng và công chúng nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh được rủi ro đáng tiếc khi cẩn thận trong việc lựa chọn tên thương hiệu. Hãy tránh những cái tên không cần thiết cho doanh nghiệp của bạn và tránh xa những tranh cãi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu trong mắt công chúng.
Chẳng ai muốn “đứa con” của mình mang một cái tên có nghĩa tiêu cực, nhưng không ít những doanh nghiệp lơ là trong việc tìm hiểu nguồn gốc tên gọi nên khi tung ra thị trường đã gây bối rối cho công chúng.
Hãng giấy ăn Puffs là một ví dụ điển hình trong trường hợp này, Puffs đã không thực hiện các nghiên cứu kỹ càng khi thương hiệu của họ xuất hiện tại nước Đức. Sau khi sản phẩm của họ xuất hiện tại thị trường quốc gia này một thời gian, hãng Puffs mới biết rằng tên thương hiệu của họ trong tiếng Đức còn đồng nghĩa với từ “nhà thổ” (tiếng lóng chỉ nơi ra vào của gái mại dâm).
Từ câu chuyện trên, để tránh đặt tên thương hiệu mang nghĩa tiêu cực, bạn cần phải lưu ý:
Nhận diện thương hiệu mạnh là cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp mới của bạn có thể đạt được lợi thế cạnh tranh trong một thị trường ngày càng đông đúc.
Một trong những sai lầm mà rất nhiều công ty mắc phải hiện nay khi đặt tên thương hiệu là tự “mua dây buộc mình” trong các giới hạn, làm cho thương hiệu không thể phát triển ộng ra sau này. Ví dụ nếu bạn đặt tên thương hiệu có liên quan tới một sản phẩm nhất định như “trà xanh” hay “cà phê” , “cháo dinh dưỡng”, thì về sau bạn rất khó mở rộng sang các sản phẩm khác.
Trong dịch vụ cũng vậy, ví dụ nếu Tempe đặt tên là công ty thiết kế logo thì chúng tôi khó có thể mở rộng ra các dịch vụ khác như thiết kế poster, tư vấn và định vị thương hiệu,…
Tự buộc mình cũng đồng nghĩa là với việc dần tách rời khách hàng ra khỏi bạn. Với những khách hàng không thân thiết, họ sẽ luôn mặc định công ty của bạn chỉ bản những loại sản phẩm cố định đó và sẽ cân nhắc thậm chí là không lựa chọn mua khi bạn tung ra các sản phẩm khác không liên quan.
Bạn không hề muốn bản thân bị nhận nhầm với cậu bạn cùng lớp hay anh bạn cùng chỗ làm, thương hiệu cũng vậy. Bạn sẽ không thể đăng ký tên thương hiệu nếu như cái tên đó đã được công ty khác đăng ký bảo hộ.
Không chỉ dễ bị kiện, mất đi tên thương hiệu mà toàn bộ công sức, thời gian khi xây dựng quan hệ với khách hàng của bạn cũng sẽ đổ sông đổ bể. Sử dụng tên doanh nghiệp đã được bảo vệ bởi luật thương hiệu là một sai lầm đắt giá.
Việc một thương hiệu bống nhiên đổi tên không còn xa lạ trong nhiều năm trở lại đây. Ví dụ vinagame thành VNG hay bánh kẹo Kinh Đô thành Kido,… những cuộc “thay áo” này xảy ra khi doanh nghiệp muốn tái định vị thương hiệu.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đổi tên thành công, nhất là với những doanh nghiệp mới. Đổi tên thương hiệu không chỉ đơn giản là đổi tên gọi mà còn phải thay đổi toàn bộ logo, bộ nhận diện cũng như chất lượng dịch vụ tới khách hàng.
Xây dựng và định vị thương hiệu cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Để công chúng nhớ tới bạn đã khó, để họ nhớ tới bạn khi đã đổi tên lại càng khó hơn.
Trước khi quyết định đổi tên, hãy dành thời gian tìm hiểu và cân nhắc việc đổi tên có thực sự cần thiết. Sau đó tiến hành một số nghiên cứu của riêng bạn để xem liệu thay đổi sẽ mang lại kết quả mà bạn mong muốn hay không.
Đặt tên cho một thương hiệu chưa bao giờ là công việc dễ dàng, nó đòi hỏi phải có kiến thức, dành thời gian nghiên cứu chuyên để lựa chọn một cái tên vừa có ý nghĩa, vừa không gây hại cho chính doanh nghiệp của bạn sau nay.
Tempe hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn phần nào hình dung và chọn lựa được một tên doanh nghiệp phù hợp. Nếu vẫn chưa tìm ra được đình hướng tên cho thương hiệu của mình, Tempe có dịch vụ hỗ trợ đặt tên thương hiệu.
Việc đầu tư thời gian và công sức vào đặt tên thương hiệu sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời cho doanh nghiệp, giúp tiết kiệm cả thời gian và chi phí marketing cho doanh nghiệp.
Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí: Hotline: 0968.105.238 - 0917.214.678
Địa chỉ: Số 39 Ngõ Giếng, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0944.087.204
Điện thoại: 024.668.02068
Email: contact@tempe.com.vn