Đang tải trang...
Loading depends on your connection speed!Tempe
Blog
Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Nếu được xây dựng tốt, doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên nổi tiếng và có tác động tích cực tới khách hàng và thúc đẩy lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, để tạo nên một thương hiệu thành công bạn cần phải nắm rõ những thuật ngữ xung quanh nó để tạo được một chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Sau đây là những thuật ngữ phổ biến về thương hiệu mà Tempe đã tổng hợp mà bất cứ marketers nào cũng cần nên biết.
1. Brand (Thương hiệu)
Một số người nghĩ rằng một thương hiệu là một công ty, những người khác nghĩ rằng thương hiệu là cách họ cảm nhận về một tổ chức, nhưng trong thực tế, thương hiệu là một hỗn hợp của tất cả mọi thứ.
Một thương hiệu được định nghĩa là một sản phẩm cụ thể hoặc một đặc tính phục vụ để xác định sản phẩm. Nó cũng có thể là logo, cho dù được thiết kế bằng cách sử dụng công cụ tạo logo trực tuyến hoặc bởi designer chuyên nghiệp, phông chữ được nghiên cứu kỹ lưỡng hoặc kết hợp nhiều khía cạnh khác nhau giúp sản phẩm của bạn trở nên đáng nhớ.
Tóm lại, thương hiệu (brand) là sự pha trộn của các thuộc tính hữu hình và vô hình tạo ra giá trị và sức ảnh hưởng. Đó là “ tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng” (theo wikipedia).
2. Brand Architecture (Cấu trúc thương hiệu)
Brand Architecture được hiểu đơn giản là cách sắp xếp phân bổ các thành tố trong một tổng thể thương hiệu. Cấu trúc thương hiệu là một phần rất quan trọng trong quản trị chiến lược thương hiệu (brand marketing strategy). Kiến trúc thương hiệu giống như một cơ cấu phả hệ mà các vị trí trong sơ đồ là các thương hiệu thay cho các cá nhân.
Hai mô hình phổ biến nhất của cấu trúc thương hiệu là “Branded house” và “House of brands”
Mục đích của cấu trúc thương hiệu là hình thành một cơ cấu mang tầm chiến lược đối với việc phát triển sản phẩm và thương hiệu trong các doanh nghiệp lớn. Mà trong đó có quá nhiều sản phẩm nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
3. Brand Equity (tài sản thương hiệu)
Brand Equity là tín hiệu tích cực trong sự đáp lại của người tiêu dùng với sản phẩm và dịch vụ khi nhận diện thương hiệu gắn với sản phẩm, dịch vụ đó.
Thương hiệu như một tài sản vô hình của công ty. Thương hiệu càng mạnh thì giá trị càng cao so với tài sản hiện hữu. Khi đặt lên bàn cân, thương hiệu nào có sức ảnh hưởng lớn hơn sẽ có giá trị lớn hơn.
Tài sản thương hiệu bắt nguồn từ thiện chí và sự công nhận tên mà họ đã kiếm được theo thời gian, điều này dẫn đến khối lượng bán hàng cao hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các thương hiệu cạnh tranh. (theo từ điển kinh doanh) Các công ty có thể tạo tài sản thương hiệu cho sản phẩm của mình bằng cách làm cho chúng dễ nhớ, dễ nhận biết và vượt trội về chất lượng và độ tin cậy. (Investopedia)
4. Brand Experience (trải nghiệm thương hiệu)
Brand Experience à sự cảm nhận của khách hàng về thương hiệu khi tiếp xúc với thương hiệu hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Mọi tương tác giữa khách hàng và vật phẩm thương hiệu hữu hình hoặc vô hình đều có thể được xem là một trải nghiệm thương hiệu. Cụ thể, trải nghiệm thương hiệu được khái niệm hóa như cảm giác, nhận thức và phản ứng hành vi được gợi lên bởi các kích thích liên quan đến thương hiệu vd như logo, bao bì, môi trường của một thương hiệu,...
5. Brand Extension (mở rộng thương hiệu)
Brand Extension đây được xem là một cách nhanh nhất để nâng tầm thương hiệu.
Đây là một chiến lược mà các doanh nghiệp sử dụng thương hiệu đã có để áp vào sản phẩm hoàn toàn mới của mình. Sản phẩm này có thể liên quan hoặc không liên quan đến các thương hiệu có sẵn.
Các công ty áp dụng brand extension với hy vọng sẽ tận dụng cơ sở khách hàng hiện tại và lòng trung thành với thương hiệu để tăng lợi nhuận với việc cung cấp sản phẩm mới
6. Brand Identity (nhận diện thương hiệu)
Brand Identity là cách mà một doanh nghiệp muốn tên thương hiệu, phong cách giao tiếp, logo và các yếu tố hình ảnh khác được người tiêu dùng cảm nhận về thương hiệu. ..Đơn giản hơn đó là những gì mà khách hàng nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận thấy về công ty.
Nhận diện thương hiệu còn là sự phản chiếu rõ nét, chân thực về thông điệp và giá trị mà một doanh nghiệp muốn truyền tải cho khách hàng, công chúng. Đồng thời, tạo nên bản sắc bản sắc, đặc điểm giúp công ty trở nên tách biệt và độc nhất so với các công ty khác.
7. Brand Image (hình ảnh thương hiệu)
Brand image là niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà khách hàng có về thương hiệu. Nói cách khác đó là cách mà khách hàng nghĩ về một thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu cần phải mất một thời gian để tạo dựng. Nó có thể bắt đầu từ một chiến dịch quảng cáo hoặc sự tương tác trực tiếp giữa khách hàng với doanh nghiệp
8. Brand Licensing (cấp quyền thương hiệu)
Brand Licensing là khi doanh nghiệp cho phép đối tác sử dụng tài sản, sở hữu trí tuệ, thiết kế hoặc hình thức kinh doanh của mình. Hiểu đơn giản thương hiệu lúc này sẽ như một tài sản vô hình được bên thứ hai thuê trong một khoảng thời gian được thỏa thuận.
9. Brand Personality (tính cách thương hiệu)
Brand Personality là cách mà một thương hiệu thể hiện cá tính thông qua tuyên ngôn hoặc hành động của mình.
Đơn giản hơn, đó chính là khi thương hiệu được thể hiện dưới dạng “tính cách” của con người.
Tính cách thương hiệu thường được nhận thức qua các quảng cáo, vật phẩm tiếp thị,...
10. Brand Strategy (chiến lược thương hiệu)
Brand Strategy (Chiến lược thương hiệu) như một bản kế hoạch dài hơi được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Khác với chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu là việc gây dựng và quản trị những khái niệm của khách hàng để tạo nên một hình ảnh mang ý nghĩa tích cực cho nhãn hiệu.
Có một chiến lược thương hiệu rõ ràng và súc tích sẽ khiến tài sản thương hiệu mạnh mẽ hơn - cách mọi người cảm nhận hoặc cảm nhận về sản phẩm của bạn và họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho nó.
Địa chỉ: Số 39 Ngõ Giếng, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0944.087.204
Điện thoại: 024.668.02068
Email: contact@tempe.com.vn